Những kiến thức dưới đây có thể đã rất quen thuộc nhưng vẫn còn nhiều kiến thức tưởng chừng như đơn giản mà không phải ai cũng biết
Khi ống nhiệt kế trong nhà bị vỡ ta cần rắc bột S vào đó do trong ống nhiệt kế có thủy ngân mà thủy ngân lại rất độc, dễ bay hơi mà lại dễ tạo muối với S. Chính vì thế mà người ta rắc bột
S khi bị vỡ nhiệt kế . Hg + S –> HgS
Sau cơn mưa, không khí trong lành hơn do sấm sét giúp phản ứng từ oxi tạo ra ozon; hơn nữa nước từ trên cao cuốn theo bụi không khí làm sạch môi trường. Bề mặt nước trong các thùng vôi : lâu ngày sẽ có lớp váng mỏng do có phản ứng : Ca(OH) 2 + CO 2 —-> CaCO 3 + H 2 O
Cao su dùng lâu bị cứng do các liên kết đôi trong phân tử cao su bị oxy hóa bởi O 2 , nhiệt độ cao làm giảm lực tác dụng giữa các cao su, làm hỏng cấu trúc polime…
Axetilen cháy trong O 2 tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 3000 độ C nên được dùng trong đèn xì oxi - axetilen dùng để hàn và cắt kim loại.
2C 2 H 2 + 5O 2 —-> 4CO 2 + 2H 2 O
Khi nấu canh cá người ta thường cho chất chua vào : thường là axit axetic...; chất tanh của cá có chứa hỗn hợp amin vì vậy chất chua sẽ phản ứng với hỗn hợp amin này tạo muối, làm
giảm vị tanh.
Người ta thường dùng phèn chua để làm trong nước, do khi cho phèn chua vào nước tạo ra
Al(OH) 3 kèm theo các chất bẩn lắng xuống.
Khi nấu cơm nếp cần ít nước hơn khi nấu cơm tẻ do trong gạo tẻ có hàm lượng amilopectin (hầu như không tan trong nước) lớn hơn gạo nếp.
Khi pha loãng H 2 SO 4 đặc người ta phải cho từ từ axit vào nước mà không làm ngược lại vì H 2 SO 4 đặc hút nước rất mạnh và phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Làm như vậy axit có thể bị bắn ra
ngoài gây nguy hiểm cho người xung quanh.
“Sự ôi mỡ” là một hiện tượng xảy ra thường xảy ra trong cuộc sống và gây không ít “thiệt hại” về vật chất cho con người. Quá trình ôi mỡ là do lipit tác dụng với oxi trong không khí hình
thành các peroxit hoặc hidropeoxit, các chất này dưới tác dụng của vi khuẩn và hơi nước trong không khí phân hủy thành xeton, andehit có mùi khó chịu và cả axit cacboxylic nữa.
Để khử khí clo độc trong phòng thí nghiệm, người ta xịt khí NH 3 do khí này gặp clo tạo NH 4 Cl, hơn nữa NH 3 nhẹ hơn không khí nên dễ dàng bay đi.
Phích nước, ấm đun nước lâu dần có lớp cặn. Để làm sạch lớp cặn này, cách đơn giản là dùng giấm ăn do axit CH 3 COOH có trong giấm ăn làm tan được cặn (thường là CaCO 3 ,
MgCO 3 ).
“Viên sủi” cho vào nước lại sủi bọt! vì trong viên sủi có một ít bột NaHCO 3 và bôt axit hữu cơ như axit citric. Khi viên sủi găp nước tạo ra dd axit,dd axit tác dụng với NaHCO 3 sinh ra khí
CO 2 . Khí này thoát ra khỏi cốc nước dưới dạng bọt khí.