KẾ HOẠCH TỔ CHỨC Hội thi “Tên lửa nước” với chủ đề “Chế tạo tên lửa – Chinh phục mục tiêu”

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC hội thi “Tên lửa nước” trường THCS Chu Mạnh Trinh năm học 2019-2020 với chủ đề “Chế tạo tên lửa – Chinh phục mục tiêu”



KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
Hội thi “Tên lửa nước” trường THCS Chu Mạnh Trinh năm học 2019-2020
Chủ đề “Chế tạo tên lửa – Chinh phục mục tiêu
 
I . MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Mục đích:- Tạo sân chơi giao lưu, trao đổi kiến thức về ứng dụng vật lý, khoa học, sáng tạo và giải trí lành mạnh cho học sinh.
- Là môi trường gắn kết các học sinh trong nhà trường, nơi giao lưu, chia sẻ và học hỏi tri thức, kinh nghiệm; tạo tiền đề để các bạn học sinh tiếp tục học tập, nghiên cứu, sáng tạo góp phần “chắp cánh những ước mơ sáng tạo của học sinh”

2. Yêu cầu:- “Cuộc thi Tên lửa nước trường THCS Chu Mạnh Trinh” phải được tổ chức hiệu quả, chu đáo, an toàn, thiết thực, hấp dẫn thu hút được sự quan tâm tham gia đông đảo của các bạn học sinh trong nhà trường, tạo không khí thi đua sôi nổi, sân chơi lành mạnh cho học sinh.
- Nội dung và hình thức tổ chức cuộc thi phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình của các bạn trong trường.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

1. Thời gian: Từ 14h đến 16h30  thứ 5 ngày 31/10/2019
2. Địa điểm: Trường THCS Chu Mạnh Trinh
3. Đối tượng dự thi: Học sinh trong CLB Stem của trường THCS Chu Mạnh Trinh. III. ĐĂNG KÝ THAM DỰ
Các đội tham gia hội thi đăng ký với giáo viên trong ban chủ nhiệm CLB STEM của trường
* Tham dự buổi hướng dẫn:  10/ 10/ 2019  tại phòng Hóa học và phòng Vật lí
* Thời gian đăng ký tham gia hội thi từ 01/10/2019 đến 06/10/2019.
IV. NỘI DUNG:
Gồm hai phần thi là : Phần thi bắt buộc và Phần thi tự do.
A. Phần thi bắt buộc: Gồm hai nội dung:
Nội dung 1 : Chế tạo tên lửa (40 điểm)
            Ở phần thi này, các đội được tự do thể hiện khả năng sáng tạo và thẩm mĩ trong việc tạo ra một tên lửa theo các tiêu chí Ban tổ chức đề ra. Đội thi nộp bản thiết kế trước ngày thi đấu ít nhất 1 ngày có kiểm duyệt của giáo viên phụ trách; đội nào không nộp sản phẩm trước xem như bỏ cuộc.
 Điểm sản phẩm là 40 điểm
   1. Trình bày bản thiết kế: 10 điểm

STT Yêu cầu cần có Điểm
1 Hình vẽ của tên lửa 4
2 Dụng cụ và vật liệu 2
3 Cách lắp rắp 3
4 Giải thích nguyên lí hoạt động
( ko bắt buộc)
Cộng thêm 1đ
Tổng   10
 
2. Chế tạo tên lửa
STT Tiêu chí Điểm
1 Cân đối, chắc chắn 10
2 Đúng quy định an toàn 10
3 Màu sắc đẹp, hài hòa 5
4 Có tên đội, lớp, slogan … 5
Tổng 4 30
 
 Nội dung 2: Chinh phục tầm xa (60 điểm)
Ở phần thi này, các đội thi phải thể hiện kỹ năng bắn mục tiêu ở xa tốt nhất. Tên lửa đội nào bắn mục tiêu tầm xa tốt nhất. Mỗi đội có 3 lượt bắn, mỗi lượt 1 quả, lấy kết quả trung bình sau 3 lượt bắn. Lượt bắn ngoài các khu vực quy định và gặp vật cản sẽ không được tính điểm.
 

STT Tiêu chí Điểm
1 Bắn đến khuc vực A 60
2 Bắn đến khu vực B 50
3 Đến khu vực C 40
4 Đến khu vực D 30
5 Đến khu vực E 20
 
Điểm chung cuộc là Tổng điểm cả 2 phần thi.

B. Phần thi tự do:
Nội dung 1: Chinh phục mục tiêu
Ở phần này các đội thể hiện kỹ năng bắn chính xác mục tiêu. Mỗi đội có tối đa 3 lượt bắn vào mục tiêu do Ban tổ chức đề ra. Bắn trúng mục tiêu sẽ có quà của BTC
Nội dung 2: Tên lửa nước tầm cao bung dù
Nội dung này do khán giả (là các bạn cổ động trong trường bình chọn).
Tất cả các đội cùng bắn 01 quả tên lửa nước tầm cao bung dù vào khu vực ghi điểm quy định. Dù phải thể hiện khả năng “ cứu” tên lửa trong lúc rơi tự do. Đội nào bắn được cao nhất và dù rơi đẹp nhất sẽ chiến thắng.

V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
– 01 Giải Nhất: phần thưởng trị giá 200.000 đồng
– 02 Giải Nhì: phần thưởng trị giá 100.000 đồng
– 03 Giải Ba: phần thưởng trị giá 70.000 đồng
– Còn lại giải khuyến khích : phần thưởng trị giá 50.000 đồng

VI. BAN TỔ CHỨC VÀ GIÁM KHẢO

1. Trưởng ban tổ chức: Cô Nguyễn Thị Hồng – Hiệu trưởng Phó ban tổ chức :    Thầy Hoàng Hải Dương – PHT
Ủy viên: Các thầy, cô trong Ban chủ nhiệm câu lạc bộ STEM.

2. Ban giám khảo:     
+ Cô Đàm Thị Hải Âu – Trưởng ban giám khảo

+ Cô Nguyễn Thị Ngọc Tân
+ Cô Vũ Thị Luyện
+ Cô Đặng Giang Hương
+ Cô Hoàng Lê Ngọc Hồng

3. Giáo viên dạy Vật Lý ở lớp hướng dẫn học sinh trong quá trình làm tên lửa nước và thi đấu.
4. Các thầy cô còn lại trong tổ phụ trách quản lý nhắc nhở học sinh chấp hành nội quy trong quá trình thi đấu.

VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
– Ngày 15/9, lập kế hoạch.
- Ngày 6/10 đến ngày 12/10 phân nhóm học sinh, phổ biến qui chế và nội dung hoạt động, giao nhiệm vụ cho nhóm (lập bản thiết kế và chuẩn bị vật liệu…..)
– Ngày 24/10 học sinh nộp bản thiết kế và chế tạo thử
– Ngày 31/10 tổ chức cuộc thi.


Văn giang, ngày 15 tháng  9 năm 2019
Người lập
 
                                                                                      Vũ Thị Luyện



 
 
 
CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN
 
1.Không dùng vật liệu kim loại hay gạch, cát, đá, thủy tinh, gỗ... làm tên lửa
2.Không  gắn các vật sắc, nhọn trên đầu và cánh tên lửa (tăm, nhựa cứng,…)
3.Chỉ dùng các vật liệu nhẹ như giấy, plastic, nhựa mềm để làm cánh, mũi và trang trí
4. Không được gắn các loại chất gây nổ (pháo hoa, thuốc phóng,…) vào tên lửa nước
5. Không được đón bắt tên lửa khi đang rơi
6. Dàn phóng phải được dán kín và chắc chắn, phải kiểm tra các mối nối ống trước khi tiến hành bắn.
7.Tuyệt đối không được hướng tên lửa vào người khác khi đang bơm
8. Khi bắt đầu bơm, người bơm và người điểu khiển phải đứng cách tên lửa tối thiểu 0,5m
9.Áp suất bơm tối đa là 80psi. Không được sử dụng thiết bị nén khí khác ngoài bơm tay.
10. Chốt phóng phải được giật theo hiệu lệnh đếm ngược của trọng tài
11. Khi tên lửa rơi trên nóc nhà hay vướng trên cao phải cẩn thận khi lấy lại
12. Khi bắn, phải có người cảnh giới tên lửa, để xác định hướng bay và vị trí an toàn
13. Phải có ít nhất 2 người khi tham gia bắn tên lửa nước. Một người bơm và một người định hướng và giữ chốt.
14. Khi bắn tránh chỗ đông người, không bắn tại khu đông dân cư, đường xá.
15. Người tham gia vào đội bắn tên lửa phải là người đã hiểu các quy định về an toàn tên lửa. Tuyệt đối không để người chưa được huấn luyện làm nhiệm vụ giật chốt bắn hay định hướng tên lửa.
 
 
 

Tác giả bài viết: Vũ Thị Luyện