Chào mừng bạn đến với Website trường THCS Chu Mạnh Trinh Đăng nhập | Đăng ký

Thành viên đăng nhập

Trường THCS Chu Mạnh Trinh
Để đăng nhập, bạn cần khai báo đầy đủ vào các ô trống dưới đây. Hệ thống sẽ kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu khai báo

Bảng vàng 2020 - 2021

Đặng Nhật Nguyên - Lớp 8A1

Giải Nhất hội thi "Tài năng trẻ học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật Toàn quốc" năm 2020

Nguyễn Minh Cương - Lớp 9A3

Giải DISTINCTION toàn quốc Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo – IKMC 2020

Nguyễn Minh Cương - Lớp 9A3

Giải Ba kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh môn Toán.

Bùi Quang Minh - Lớp 9A3

Giải DISTINCTION Toàn quốc Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo – IKMC 2020

Bùi Quang Minh - Lớp 9A3

Giải Ba kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh môn Toán.

Đinh Anh Thư - Lớp 9A3

Giải Nhì kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh môn Sinh học.

Chu Quang Lượng - Lớp 9A3

Giải Ba kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh môn Toán.

Lê Minh Chiến- Lớp 9A3

Giải Ba kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh môn Sinh học.

Đào Thu Hiền - Lớp 9A1

Giải Ba kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh môn Tiếng Anh.

Nguyễn Mạnh Dũng - Lớp 6A1

Đạt TOP 5% học sinh xuất sắc Toàn quốc Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo – IKMC 2021

Nguyễn Lê Bảo Ngọc - Lớp 6A2

HS xuất sắc nhất khối 6, điểm trung bình đạt 9,3

Đỗ Chí Thành - Lớp 6A2

HS xuất sắc nhất khối 6, điểm trung bình đạt 9,3

Vũ Trung Kiên - Lớp 7A3

HS xuất sắc nhất khối 7, điểm trung bình đạt 9,4

Trần Ánh Dương - Lớp 8A1

Đạt CEFR A2 Kỳ thi Olympic Tiếng Anh toàn cầu KGL Contest 2021.

Vũ Thị Hồng Nhung - Lớp 6A2

Đạt TOP 10% học sinh xuất sắc Toàn quốc Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo – IKMC 2021

Đào Quang Minh - Lớp 7A3

HS xuất sắc nhất khối 7, điểm trung bình đạt 9,4

Đặng Thùy Dương - Lớp 8A3

HS xuất sắc nhất khối 8, điểm trung bình đạt 9,4

Nguyễn Thị Ngọc Linh - Lớp 9A3

HS xuất sắc nhất khối 9, điểm trung bình đạt 9,5

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 41

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 39


Hôm nayHôm nay : 2439

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7661953

Ban biên tập

Chịu trách nhiệm nội dung:
      Vũ Văn Thanh
Quản trị:
      Hoàng Hải Dương
Thành viên:
      Nguyễn Thị Hà
      Nguyễn Thị Thu Hà
      Đàm Thị Hải Âu
      Đào Thị Thùy Linh
      Đỗ Thị Hồng Thắm
      Hoàng Thị Hạnh


Kết quả thi đua các lớp

KẾT QUẢ THI ĐUA TUẦN 13
NĂM HỌC 2024- 2025
 
Lớp Điểm Xếp thứ
6A1 30,273 2
6A2 28,259 11
6A3 30,102 3
7A1 28,4062 12
7A2 29,0408 8
7A3 29,88 4
8A1 28,8355 10
8A2 28,92 9
8A3 30,2793 1
9A1 29,569 6
9A2 29,24 7
9A3 29,796 5


Tin Tức » Diễn đàn học tập »

Bài văn thuyết minh về ô ăn quan

Thứ ba - 16/01/2024 21:59 | Đã xem: 7194
Ô ăn quan là một trong những trò chơi dân gian đã trở thành tuổi thơ của rất nhiều người trong chúng ta. Cho đến nay, dường như nó đã trở thành một nét đẹp của văn hóa và dân tộc Việt Nam. Hãy cùng mình ôn lại những ký ức tuổi thơ với những hướng dẫn chi tiết cách chơi ô ăn quan đơn giản nhất nhé!

Nguồn gốc ra đời của trò chơi ăn qua không có ghi chép chính xác, chỉ biết rằng trò chơi này có từ lâu đời. Ô ăn quan là một trò chơi mang đậm chất thuần phong mỹ tục Việt Nam, nó gắn liền với những mảnh đất chữ điền nằm cạnh nhau. Trò chơi này không chỉ đơn thuần là một trò giải trí, mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt.

Câu chuyện về trạng nguyên Mạc Hiển Tích đỗ trạng năm 1086 đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bàn về phép tính trong trò ô ăn quan và đề cập đến số âm trong ô trống chưa xuất hiện. Điều này cho thấy trò chơi ô ăn quan không chỉ đơn thuần là một trò chơi giải trí, mà còn có khả năng thể hiện và phát triển tư duy toán học của con người.

Không chỉ tồn tại trong văn hóa Việt Nam, trò chơi ô ăn quan còn có họ hàng với trò tên là mancala ở Ai Cập và Ả Rập. Trò chơi mancala đã xuất hiện từ thời kỳ 1580 - 1150 TCN và lưu truyền ở các thuộc địa châu Phi thông qua tín đồ Hồi giáo. Điều này cho thấy ô ăn quan không chỉ là một trò chơi phổ biến ở Việt Nam, mà còn có sự tồn tại và phát triển trên toàn thế giới.

Ngoài ra Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi trò chơi này.

Về chuẩn bị, đây là trò chơi có thể chơi được từ 2 đến 3,4 người. Ô ăn quan thường sử dụng các vật dụng đơn giản dễ tìm như đá, sỏi,...có kích thước nhỏ vừa tay người chơi. Đầu tiên, người chơi phải chọn nơi để đặt bàn chơi. Tiếp đó, người chơi sẽ chuẩn bị một mảnh gạch nhỏ hay một viên phấn để vẽ khung chơi. Khung chơi ở đây hình chữ nhật, dài tầm một mét hoặc hơn tùy thuộc vào người chơi. Sau đó chia hình chữ nhật thành mười ô bằng nhau. Hai bên cạnh ngắn của hình chữ nhật tạo thành hình bán nguyệt hay hình vòng cung. Rồi ta đi tìm năm mươi viên sỏi hoặc viên đá hoặc là những miếng nhựa có kích thước đều nhau, chia đều vào mười ô trong hình chữ nhật gọi là ô dân. Còn hai ô vòng cung kia gọi là ô quan. Đặt vào mỗi bên một viên sỏi to hoặc một viên đá to có kích thước lớn, màu sắc khác nhau để phân biệt.

Về cách chơi, mục tiêu để giành chiến thắng trong trò chơi này là có tổng số dân quy đổi nhiều hơn khi cuộc chơi kết thúc. Quy định về quy đổi dân thành quan thường là 1 quan = 10 dân hoặc 1 quan = 5 dân, tùy thuộc vào luật chơi hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi. Trong mỗi lượt đi, người chơi sẽ di chuyển dân để ăn được càng nhiều dânquan của đối phương càng tốt. Người chơi đầu tiên được xác định bằng cách oẳn tù tì hoặc thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ sử dụng tất cả số quân trong một ô thuộc quyền kiểm soát của mình để rải vào các ô khác, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Sau khi rải hết quân cuối cùng, người chơi sẽ tiếp tục xử lý tình huống tiếp theo.
Nếu ô tiếp theo là một ô có quân, người chơi sẽ sử dụng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu ô tiếp theo là một ô trống, người chơi sẽ ăn tất cả số quân trong ô tiếp đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi và tính điểm khi kết thúc. Nếu sau ô đã bị ăn là một ô trống rồi đến một ô có quân, người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. Do đó, có thể có phương án rải quân để ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi.

Nếu sau ô đã bị ăn là một ô vuông chứa quân, người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được gọi là "ô nhà giàu", và nếu có rất nhiều dân thì được gọi là "giàu sụ". Người chơi có thể sử dụng kinh nghiệm hoặc tính toán để nuôi ô nhà giàu trước khi ăn để đạt được nhiều điểm và cảm giác thích thú. Nếu sau ô nhà giàu là ô quan hoặc 2 ô trống trở lên, người chơi sẽ mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô một dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.

Về ý nghĩa, Ô ăn quan là trò chơi giúp cho chúng ta có khả năng tư duy, tính toán phải thật nhanh và nhạy bén. Đây cũng là trò chơi thú vị, phổ biến nhất là vào thời xưa khi công nghệ chưa phát triển như bây giờ. Thế hệ bố mẹ chúng ta không ai là chưa biết đến trò chơi thú vị này. Có lẽ vì vậy nên trò chơi này có rất nhiều bài đồng dao đi kèm, một trong số đó là:


“Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng cúng Phật."

 Ngoài ra có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật qua thành ngữ: Một đập ăn quan – hàm ý chỉ những hành động đơn giản nhưng tức thì đạt kết quả to lớn. Và các bài thơ “Chơi Ô ăn quan” của Lữ Huy Nguyên và bài “Thời gian trắng” của Xuân Quỳnh
Một số mẹo cho cách chơi Ô ăn quan trước tiên bạn phải kiểm soát được các ô trên bàn cờ rất quan trọng. Bạn nên tập trung vào việc điều khiển các ô để giành được lợi thế và đạt được mục tiêu của mình. Dùng chiến thuật đơn giản nhưng rất hiệu quả có thể giúp bạn giành được chiến thắng. Học hỏi từ kinh nghiệm các đối thủ của bạn. Và nếu bạn chơi nhiều sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn, khi đó bạn sẽ có một vài nước đi tủ cho mình thì sẽ dễ dàng chiếm tỷ lệ chiến thắng cao hơn.

Qua bài viết trên mình đã vừa chia sẻ đến bạn chi tiết cách chơi ô ăn quan và một số luật chơi cơ bản. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách thức chơi, cách tính điểm và sắp xếp. Hãy cùng chia sẻ với người thân như một cách để giải trí cũng như gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình nhé.



Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thảo Linh-Lớp 7A2

Tổng số điểm của bài viết là: 79 trong 21 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn:

Những tin cũ hơn: